TRẦN VÁCH THẠCH CAO - CẦN THIẾT CHO MỌI NHÀ

Có nên làm trần thạch cao không? Nếu bạn nhận thấy sự thông dụng của trần thạch cao tại rất rất nhiều hộ gia đình mà quyết định sử dụng loại trần này thì điều đó hoàn toàn là sai lầm. Sai lầm của những người chỉ biết chạy theo xu hướng mà không có chính kiến.Hãy đặt câu hỏi “ Có nên làm trần thạch cao không?” và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu đây là lĩnh vực không thuộc kiến thức chuyên ngành của bạn. Hãy tham khảo bài phân tích ưu nhược điểm của trần thạch cao dưới đây, hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.
TC5
TC5
 
TC3

Phân tích ƯU NHƯỢC ĐIỂM để biết “Có nên làm trần thạch cao không”
Trần thạch cao được sử dụng phổ biến vì chúng có nhiều ưu điểm hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì cũng sẽ tồn tại những nhược điểm. Một vài nhược điểm nhỏ, nếu không lưu ý và có sự tính toán trước sẽ khiến bạn khó chịu và tốn kém hơn.
Ưu điểm khi chọn trang trí trần nhà thạch cao đẹp
  • Tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà
Tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà luôn là lý do số 1 khiến trần – vách thạch cao trở thành xu hướng trang trí nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp… hiện nay.
Cho đến thời điểm hiện nay, cũng chưa có một chất liệu nào thay thế các tấm thạch cao trong việc tạo hình và thiết kế các kiểu dáng trần đa dạng đến như vậy. Hơn thế nữa, hiện nay các tấm thạch cao rất đa dạng các kiểu dáng hoa văn để khách hàng lựa chọn.
Với hai kiểu dáng trần phổ biến:
  • Trần thạch cao nổi
Trần nổi loại này còn được gọi là trần thả, mang vẻ đẹp đơn giản và phù hợp với trang trí không gian diện tích lớn: phòng họp, văn phòng, khu công nghiệp, nhà máy…
 
TC1
trần thả
  • Trần thạch cao chìm
So với trần nổi thì trần chìm lại chiếm ưu thế hơn về tính thẩm mỹ. Quá trình thi công đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn và gồm nhiều công đoạn hơn: cắt tấm, bắt vít, sơn bả…
  Với trần chìm, khách hàng có thể lựa chọn nhiều kiểu dáng: trần giật 1 cấp, giật 2 cấp, giật 3 cấp, các kiểu dáng hoa văn họa tiết khác nhau…Tuy nhiên, quá trình tháo dỡ và sửa chữa của trần thạch cao chìm lại mất nhiều thời gian hơn so với làm trần thả nổi.  
                                                   
TC7

An toàn hơn với người sử dụng
Trần thạch cao với ưu điểm là vật liệu nhẹ. Vật liệu tấm thạch cao chứa các đặc tính hấp dẫn khách hàng: không bắt lửa trong vòng suốt 2 tiếng liền, không sinh ra khói bụi, tính cách âm phù hợp với: các quán karaoke, phòng ngủ…, cách nhiệt…
Trần nhà thạch cao không sinh bụi bẩn, thân thiện với môi trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm nếu sống và làm việc trong các căn phòng được thiết kế trần vách bằng thạch cao.
Hơn thế nữa, trần thạch cao còn có tuổi thọ rất lâu dài nếu không bị tác động của nước hay tác động mạnh của gió làm ảnh hưởng tới độ phẳng của khung xương. Tuổi thọ được ước tính của hệ trần thạch cao là 50 năm.
>>Chỉ với hai ưu điểm trên: tăng vẻ đẹp + an toàn cũng một phần nào giúp bạn giải đáp việc “ có nên làm trần thạch cao không” rồi chứ?
  • Tiết kiệm thời gian & tiết kiệm chi phí
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, tại các nhà máy, khu công nghiệp không có sự đổ mái bê tông. Hầu hết đều là mái tôn và bên trong văn phòng làm việc được thiết kế trần thả bởi các tấm chống ẩm hay tấm cách nhiệt. Hay với các trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ… được thiết kế để trang trí đẹp hơn.
Quá trình thi công trần được thực hiện nhanh chóng với các vật liệu theo khuôn sẵn. Đồng thời, chi phí làm trần lại tiết kiệm hơn rất nhiều so với các hệ trần nhôm, mái bê tông…
Làm trần thạch cao vừa tiết kiệm thời gian – tiết kiệm chi phí
  • Dễ sửa chữa và đi đường điện hơn
Đơn giản trong quá trình thi công nên sửa chữa trần thạch cao nhanh và đơn giản hơn nhiều so với các loại trần khác.
Các vấn đề hư hỏng trần như: ẩm mốc tấm thạch cao, cong vênh khung có thể xử lý ngay lập tức. Quá trình sửa chữa đặc biệt nhanh đối với hệ trần nổi thả và thời gian kéo dài hơn đối với trần chìm kiểu giật cấp.
Trang trí trần loại này sẽ dễ dàng hơn trong việc đi đường điện, tháo lắp các thiết bị: điều hòa, đèn điện… Việc đi đường điện có thể ẩn phía trên trần, không bị lộ trên bề mặt gây mất vẻ đẹp của mái trần.
Việc cắt khoét tấm để lắp đèn hay thiết bị rất đơn giản và nếu có những sai sót trong cắt khoét thì quá trình vá cũng rất đơn giản, không làm mất thẩm mỹ của mái trần.
>> Nên làm trần thạch cao, vì nó có quá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, đừng bỏ qua những nhược điểm của hệ trần này nhé.

Nhược điểm của trần thạch cao
  • Tính kỵ nước: là một trong những nhược điểm của trần thạch cao. Nếu mái nhà của bạn không có bất cứ sự thấm giọt nước mưa nào thì bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Để chắc chắn hơn, nên kiểm tra kỹ lưỡng phần mái để xử lý những rò rỉ hay thấm dột trước khi tiến hành đi khung xương và gắn tấm (thả tấm).
  • Rung lắc khi gió to: trường hợp này xảy ra nếu khung xương kết nối trực tiếp với mái trần và mái trần là thiếu chắc chắn. Gió tác động đến mái và làm rung khung xương => xô lệch tấm. Khi mái trần có tính ổn định cao trước gió lớn thì vấn đề trên có thể bỏ qua.
  • Tính chuyên nghiệp: Với đội thợ thiếu kinh nghiệm, làm ẩu thì quá trình xử lý sẽ gặp nhiều sai xót. Đặc biệt là những vết nứt trong xử lý mối nối không tốt…
 Từ những chia sẽ trên cho vấn đề có nên làm trần thạch cao không sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất. Nếu không gian của bạn không gặp các yếu tố nước, rung lắc mái thì bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn làm trần thạch cao đẹp với đội thợ chuyên nghiệp.
Nếu cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi:
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY!
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐĂNG LINH PHÁT 
ĐỊA CHỈ: 
  • Trụ sở chính35 đường 37 khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, tp. Thủ
  • Chi nhánh 1: 865 Nguyễn Duy Trinh, Phường Phú Hữu, Quận 9 TP.HCM 
  • Chi nhánh 2: 38/1E Bình Hòa 24  KP.Bình Hòa Tp.Thuận An Bình Dương Đức
  • Email: service.danglinhphat@gmail.com
  • Số hotline: 0373.294.567  
  • Website: https://suachuathicong.vn/
     
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay323
  • Tháng hiện tại356
  • Tổng lượt truy cập32,442
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây